Trang chủ Tin tức Hút hầm cầu định kỳ để có môi trường sống xanh - Sạch

Hút hầm cầu định kỳ để có môi trường sống xanh - Sạch

Đa số người dân sử dụng nhà vệ sinh tự hoại:

Theo báo cáo kết quả khảo sát cơ sở của đơn vị tư vấn truyền thông thuộc Dự án Vệ sinh môi trường Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2, đa số hộ gia đình với tỷ lệ trên 95% trong khu vực Dự án, triển khai ở Quận 2 hiện đang sử dụng nhà vệ sinh tự hoại. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ gia đình Quận 2 không để nước thải từ nhà vệ sinh tự hoại xả vào cống chung còn khá nhiều (31,7%), 4,4% hộ gia đình không biết nước thải xả vào đâu. Mặt khác, phần lớn người dân trong khu vực dự án ở Quận 2 nhận thấy sự cần thiết phải hút bể tự hoại (hút hầm cầu) và nhận biết được dấu hiệu cần hút hầm cầu.
Hút hầm cầu định kỳ để có môi trường sống xanh - Ảnh 1. Hút hầm cầu định kỳ để có môi trường sống xanh - Ảnh 2.
Chị Nguyễn Thị Thành,
ở phường Thảo Điền, cho biết: Khi xây nhà từ năm 2010, gia đình tôi cũng rất quan tâm và làm rất kỹ hệ thống nhà vệ sinh tự hoại. Trong quá trình sử dụng, cứ vài ba năm tôi đều có kêu dịch vụ về hút hầm cầu. Việc hút hầm cầu, gia đình chị Thành cũng mỗi lần một đơn vị khác nhau do tiện đâu thấy số điện thoại dán ngoài đường thì gọi khi có nhu cầu. Ở góc độ toàn thành phố, theo tính toán của Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, toàn thành phố có 1,3 triệu hộ dân và mỗi ngày có khoảng 200 xe ở thành phố rút lên 300 m3 (tương đương 300 tấn) phân từ hầm cầu của các hộ dân. Hiện nay, Thành phố cũng mới chỉ có có một nhà máy xử lý ở xã Đa Phước, huyện Bình Chánh. Từ thực tế trên cho thấy, vấn đề nhận thức và xử lý nước thải từ nhà vệ sinh tự hoại vẫn còn hạn chế, ảnh hưởng lớn đến vệ sinh môi trường.
Theo các chuyên gia về xây dựng, hầm cầu là nơi tiếp nhận và phân hủy các loại chất hữu cơ từ bồn cầu nhà vệ sinh. Loại hầm cầu phổ biến nhất hiện nay là hầm cầu ba ngăn (ngăn chứa, ngăn lắng phân hủy, ngăn thấm lọc. Trong môi trường không chứa ôxy của hầm cầu, chất thải sẽ được phân hủy nhờ hệ vi khuẩn kị khí, tạo thành bùn và sinh khối mới, lượng bùn này sẽ tích tụ dưới đáy bể, còn lượng nước sẽ được chảy qua ngăn thấm hoặc hố ga.
Với cách thức hoạt động của hầm cầu như trên, trong quá trình sử dụng hầm cầu, nếu người dân không hiểu rõ cơ chế hoạt động, xả lượng giấy quá nhiều sau mỗi lần đi vệ sinh; đổ các loại thức ăn, dầu mỡ vào bồn cầu cùng với đó là các sự cố như ống thông hơi gặp sự cố, bồn cầu bị nghẽn tắc hơi... khiến cho bồn cầu bị tắc nghẽn. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, các chất thải khó phân hủy lâu ngày tích tụ sẽ làm cho hầm cầu bị đầy.

Cần hút hầm cầu định kỳ :

Từ thực tế trên, việc xây dựng bể tự hoại đúng quy trình, sử dụng và hút hầm cầu đúng cách sẽ làm giảm ô nhiễm môi trường do nguồn nước thải này gây ra và cũng giảm được tắc cống ngầm của đường nước. Rút hầm cầu định kỳ để ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn cũng như ngăn mùi hôi từ hầm cầu do bể chứa bị đầy. Theo tài liệu của Ban quản lý Vệ sinh môi trường thành phố, bồn cầu thoát nước chậm, có mùi hôi trong quá trình xả nước, hệ thống thoát nước thoát ra tiếng kêu là những dấu hiệu chính để "gia chủ" tiến hành hút hầm cầu.
Theo khuyến cáo của ngành môi trường đô thị thành phố, thời gian hút bùn phụ thuộc vào số người sử dụng bể, thành phần tính chất nước thải, nhiệt độ môi trường, kích thước của hầm cầu... Chu kỳ hút bùn cặn khi thiết kế và quản lý vận hành các bể tự hoại hộ gia đình là khoảng 2- 3 năm/lần hoặc khi nào hầm cầu có dấu hiệu đầy. Bể tự hoại có kích thước càng lớn thì chu kỳ hút bùn cho phép càng tăng. Khi hút bùn bể tự hoại, phải để lại một phần bùn cũ (10 - 20%) để duy trì một lượng vi sinh vật kỵ khí trong bể. Ngoài ra, đối với những vùng thấp trũng, cần tránh hút bùn bể phốt vào thời gian mực nước ngầm cao hơn đáy bể để tránh áp lực đẩy nổi có thể làm vỡ, nứt bể và các công trình lân cận.
Để xử lý hầm cầu bị nghẽn, ở mức độ nhẹ chúng ta có thể sử dụng pit-tong cao su, baking soda –dấm, móc treo quần áo, sử dụng dung dịch hoặc bột thông tắc cốn và bể phốt để xử lý. Trong trường hợp nặng, không xử lý được chúng cần gọi cho các công ty vệ sinh môi trường chuyên xử lý thông tắc cống và hút hầm cầu.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện có rất nhiều công ty, đơn vị cung cấp dịch vụ này với phương tiện, thiết bị chuyên dụng, hiện đại. Hầu hết ở các quận, huyện đều có dịch vụ hút hầm cầu, trong đó có một số đơn vị có uy tín, chuyên nghiệp như Công ty Môi trường Đô thị Thành phố Hồ Chí Minh; Công ty Dịch vụ công ích các quận, huyện cũng như các Hợp tác xã Phước Lộc, Tân Bình, Hiệp Phát... Đây là những đơn vị có dịch vụ hút hầm cầu đăng ký hoạt động và do Phòng quản lý chất thải rắn, Sở Tài nguyên và Môi trường Thàng phố Hồ Chí Minh theo dõi, quản lý.
Về lâu dài, hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh đang tiến hành xây dựng, lập quy hoạch xử lý chất thải rắn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó xác định xử lý chất thải rắn phát sinh từ phân bùn bể phốt. Với quy hoạch này, thành phố tập trung đầu tư nguồn lực để xây dựng hệ thống thu gom, nhà máy xử lý chất thải hầm cầu đảm bảo các yêu cầu về môi trường.
Kết quả khảo sát cơ sở của đơn vị tư vấn truyền thông thuộc Dự án Vệ sinh môi trường Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2 thực hiện cho thấy có 43,9% hộ gia đình biết được ít nhất 2 tầm quan trọng của việc hút hầm cầu. Đa số hộ gia đình (trên 95%) trong khu vực Dự án, tập trung ở Quận 2 hiện đang sử dụng nhà vệ sinh tự hoại. Tỷ lệ hộ gia đình Quận 2 không để nước thải từ nhà vệ sinh tự hoại xả vào cống chung còn khá nhiều (31,7%), 4,4% hộ gia đình không biết nước thải xả vào đâu. Mặt khác, phần lớn người dân trong khu vực dự án ở quận 2 nhận thấy sự cần thiết phải hút bể tự hoại (hút hầm cầu) và nhận biết được dấu hiệu cần hút hầm cầu.
Phản hồi khách hàng
Điện thoại 093204.55.66 Điện thoại 097204.55.66